Tích cực quảng bá thương hiệu Vinatea ra thế giới
Sáng 15/11/2017, tại Hà Nội, lãnh đạo Tổng Công ty Chè Việt Nam – CTCP (Vinatea) đã tiếp ngài Manuja Peiris, Tổng thư ký Hiệp hội Chè Thế giới (ITC) đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam.
Tiếp và làm việc với Tổng thư ký ITC, về phía Vinatea có các ông: Nghiêm Văn Thắng – Phó Chủ tịch HĐQT, La Mạnh Tiến – Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, Tạ Văn Quyền – Thành viên HĐQT cùng đại diện lãnh đạo các phòng, ban Tổng Công ty.
Quang cảnh buổi gặp gỡ
Trong khuôn khổ buổi tiếp, lãnh đạo Vinatea và ITC đã có nhiều trao đổi về các lĩnh vực liên quan đến Vinatea nói riêng, ngành chè Việt Nam nói chung và những vấn đề quan trọng khác.
Sáng 15/11/2017, tại Hà Nội, lãnh đạo Tổng Công ty Chè Việt Nam – CTCP (Vinatea) đã tiếp ngài Manuja Peiris, Tổng thư ký Hiệp hội Chè Thế giới (ITC) đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam.
Tiếp và làm việc với Tổng thư ký ITC, về phía Vinatea có các ông: Nghiêm Văn Thắng – Phó Chủ tịch HĐQT, La Mạnh Tiến – Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, Tạ Văn Quyền – Thành viên HĐQT cùng đại diện lãnh đạo các phòng, ban Tổng Công ty.
Quang cảnh buổi gặp gỡ
Trong khuôn khổ buổi tiếp, lãnh đạo Vinatea và ITC đã có nhiều trao đổi về các lĩnh vực liên quan đến Vinatea nói riêng, ngành chè Việt Nam nói chung và những vấn đề quan trọng khác.
Ban lãnh đạo công ty
Tại buổi tiếp, Tổng Giám đốc Vinatea La Mạnh Tiến đã giới thiệu với lãnh đạo ITC về quá trình phát triển hoạt động của Vinatea trong thời gian qua. Tổng Công ty chè Việt Nam tiền thân là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, và được coi là thương hiệu hàng đầu của ngành chè Việt Nam. Thưc hiện việc chuyển đổi mô hình doanh nghiệp sang mô hình Công ty cổ phần theo Quyết định Thủ tướng Chính phủ, Vinatea được chuyển đổi từ công ty nhà nước sang cổ phần hóa với sự tham gia 95% vốn điều lệ từ Công ty GTNFoods.
Trải qua nhiều khó khăn ban đầu sau cổ phần hóa, Vinatea đã dần lấy lại hình ảnh và thương hiệu của mình, đã sẵn sàng để tham gia vào quỹ đạo mới của thị trường trà. Hiện nay, doanh nghiệp có hơn 4.700 ha chè năng suất cao, chất lượng tốt, với các nhà máy chế biến hiện đại tại các vùng chè lớn nhất cả nước như Mộc Châu (Sơn La), Thái Nguyên… Ngoài ra, với hệ thống phụ trợ và phục vụ sản xuất kinh doanh hoàn chỉnh, áp dụng công nghệ tiên tiến, cùng đội ngũ cán bộ và công nhân có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, Vinatea đã tạo ra với các dòng sản phẩm chủ lực được khách hàng trong và ngoài nước tin dùng.
Cũng theo ông La Mạnh Tiến, chiến lược sau tái cấu trúc của Vinatea được xác định cần toả rộng đồng thời sang cả hai hướng: Xuất khẩu và hướng nội. Trong đó, thị trường nội địa gần như là một cuộc chinh phục hoàn toàn mới của Vinatea, với mục tiêu trọng tâm và ưu tiên hiện nay là chinh phục người tiêu dùng trong nước, thiếp lập lại chuẩn mực cho trà, làm trà sạch, trà tốt cho sức khỏe người tiêu dùng và góp phần gắn kết tình cảm gia đình, xây dựng văn hóa trà Việt.
Ngài Manuja Peiris, Tổng thư ký ITC đã chúc mừng những thành công của Vinatea trong thời gian qua, đặc biệt là sự đổi mới “đáng khích lệ” sau khi Tổng Công ty tiến hành cổ phần hóa. Tổng thư ký ITC đánh giá rất cao tiềm năng của chè Việt Nam tại thị trường thế giới, khi cho rằng: “Thời cơ đang rất thuận lợi cho chè Việt Nam với lịch sử trồng chè lâu đời và chất lượng chè đặc sản tuyệt hảo”.
Ngài Manuja Peiris, Tổng thư ký ITC Hiệp hội Chè thế giới. Ảnh: Quang Huy
Tuy nhiên, ngài Manuja cũng nhận định, ngoài việc các nhà sản xuất chè Việt Nam vẫn được khách hàng thế giới biết đến về khả năng cung cấp khối lượng lớn, thì giá rẻ và chất lượng xuất khẩu trung bình là một điểm yếu của chè Việt Nam. Ông cho rằng, “với tư cách là nước xuất khẩu chè nằm trong top đầu thế giới, chất lượng và giá thành hiện nay là chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng phát triển”.
Vị đại diện Hiệp hội Chè thế giới khuyến nghị ngành chè Việt Nam nói chung và Vinatea nói riêng cần tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, bằng sự đầu tư nghiêm túc và kiên trì vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo mẫu mã và vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường quảng bá thương hiệu nhằm tăng giá trị sản phầm. “Với tiềm năng và sự phát triển không ngừng, ITC sẽ sát cánh và tích cực phối hợp với Vinatea để quảng bá thương hiệu chè Việt Nam nói chung, sản phẩm của Vinatea nói riêng ra thế giới” – ngài Manuja Peiris khẳng định.
Tổng thư ký ITC Manuja Peiris trao đổi với Phó Chủ tịch HĐQT Vinatea Nghiêm Văn Thắng. Ảnh: Quang Huy
Tại buổi gặp gỡ, hai bên cũng đã dành thời gian trao đổi kinh nghiệm về một số vấn đề liên quan đến xuất khẩu chè Việt Nam nói riêng, sản phẩm Vinatea nói riêng tại thị trường quốc tế, chú trọng vào các thị trường truyền thống như Sri Lanka, Pakistan hay khu vực Trung Đông, đặc biệt là thông qua kênh quảng bá của ITC.
Quang Huy – Mai Quỳnh
Theo Báo Đời sống & Tiêu dùng