Giỏ hàng

"Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh" trong văn hóa trà

  • Văn hoá uống trà từ lâu đã được xem là một nét đẹp truyền thống của Việt Nam. Tuy không quá cầu kỳ như nghệ thuật Trà Đạo ở Nhật Bản nhưng nghệ thuật thưởng trà của Việt Nam cũng được chia thành những bước chính như chuẩn bị trà, pha trà, rót trà và tận hưởng hương vị của tinh hoa trà Việt, trong đó mỗi bước đều phản ánh được văn hoá và truyền thống riêng biệt của dân tộc mà người xưa từng nói đến trong câu: "Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh".

Với nhiều dân tộc trên thế giới thì từ lâu trà đã trở thành một trong những thứ đồ uống rất phổ biến. Với người Nga, người Anh, người Pháp và Hà Lan thì họ có những niềm say mê trà theo cách khác nhau. Đặc biệt với những người dân Châu Á (như Nhật Bản, Trung Quốc thì uống trà đã được nâng lên thành một nghệ thuật thưởng thức sành điệu mang đậm chất thơ và màu sắc tôn giáo. Tuy không cầu kỳ như trà đạo Nhật - Chanoyu hay Gongfucha – trà đạo Trung Hoa, nhưng trà đạo Việt Nam có  yêu cầu khắt khe về hương vị.


1. Nhất thủy (nước pha trà)

Nói đến nước pha trà, người xưa lại có câu: “Sơn thủy thượng, Giang thủy trung, Tĩnh thủy hạ” có nghĩa là nếu lấy nước trên suối thì phải lấy nước đầu nguồn, nếu lấy nước ở sông thì phải lấy nước giữa dòng còn nếu nước giếng thì phải lấy nước ngay mạch ngầm. Ngoài rà, có hai nguồn nước đặc biệt phù hợp để pha trà đó là nước sương đọng trên lá Sen và nước mưa được hứng từ cây Cau.



2. Nhì trà (loại trà dùng để pha)

Người sành trà thường chọn các sản phẩm trà nguyên búp, thuần mộc và có đủ sắc, hương, vị tự nhiên. Nói đến các danh trà hảo hạng của Việt Nam, chúng ta phải kể đến đặc sản: Trà Tân Cương Thái Nguyên, trà Shan tuyết cổ thụ...

Bạch Trà nén được chế biến từ chè Shan Tuyết cổ thụ

3. Tam pha (cách pha trà)

Cách pha trà rất quan trọng, tùy từng loại trà mà có cách thức pha khác nhau. Từ khâu tráng ấm, tráng trà, pha nước cho đến cách thức rót trà, dâng trà đều phải tỉ mỉ cầu kỳ và tuân thủ những lễ nghi mang đậm nét truyền thống Việt.


4. Tứ bình (ấm pha trà)

Có rất nhiều loại ấm pha trà nhưng được quy vào hai dòng chính là ấm gốm và ấm sứ.

  • Chất liệu ấm: Trong nghệ thuật trà Việt, người thưởng trà vẫn ưu tiên sử dụng ấm gốm hơn vì loại ấm này giữ được nhiệt độ của nước pha tra ở mức độ hợp lý trong 1 khoảng thời gian đủ để các búp trà cho ra hương, sắc, vị tốt nhất. Nói đến ấm gốm thì không thể không nhắc đến các loại ấm Tử sa. Giới sành trà vẫn thường truyền tụng nhau câu nói: “Thứ nhất Thế Đức gan gà, thứ nhì Lưu Bội, thứ ba Mạnh Thần”, đó là những loại ấm pha trà  đặc biệt được sử dụng trong nghệ thuật trà.
  • Kích thước ấm: Nếu uống trà một mình thì một Ấm Tử Sa nhỏ có kích thước khoảng 50-100ml là đủ, còn nếu thường xuyên tiếp khách thì ấm trà khoảng 200-300ml mới đủ để tiếp một nhóm từ 5 cho đến 8 người.
  • Thiết kế: Thông thường ấm trà, đặc biệt là những ấm có nguồn gốc Trung Quốc, thường có 2 dạng đó là: ấm cao và ấm thấp. Giống như tên gọi của 2 dạng thì ấm cao thường có hình trụ, đáy nhỏ và cao; ngược lại thì ấm thấp thường có hình cầu và có bề ngang to hơn. Ở ta, theo kinh nghiệm của những người chơi ấm thì mỗi loại ấm chỉ thích hợp cho một số loại trà khác nhau vì mỗi loại ấm cho phép trà được “nở” theo một cách nhất định và “chất trà” có trong trà có được tiết ra đều hay không. Ấm pha trà ngon là ấm có thiết kế đơn giản vì loại ấm này chia đều nhiệt độ ở bên trong lẫn bên ngoài khiến trà pha ra có được cái tinh tuý vốn có của từng loại trà


Ấm tử sa pha trà

5. Ngũ quần anh (người thưởng trà)

Trà ngon thưởng với bạn hiền. Trong nghệ thuật trà, trà hữu vô cùng quan trọng.


Theo quan điểm của người Việt, bạn trà khó tìm hơn bạn rượu, có được bạn trà là có được người tri kỷ. Rót trà ra mời bạn cũng cần lưu ý, nếu có chén tống thì rót ra chén tống trước rồi mới rót ra các chén quân. Còn nếu không có chén tống thì phải rót lần lượt từng ít một vào từng chén quân, rồi xoay vòng rót ngược lại. Như thế, các chén trà sẽ có độ đậm đà tương tự nhau chứ không phải chén quá đậm, chén quá nhạt , tốt nhất là rót ra Tống và qua lọc chè. Khi rót thì thấp tay một chút cho dòng nước chảy vào chén.


Có được những người bạn tri kỷ cùng nhau thưởng thức trà, đàm đạo nghệ thuật trà, bàn luân những triết lý nhân sinh trong cuộc sống  hay trao nhau những vần thơ luôn là mong ước của mỗi trà hữu.

Top